Sunday, November 22, 2015


Trong quá trình phân tính vân tay cho các bạn nhỏ, chúng tôi đã gặp nhiều em có chỉ số hấp thu việc học và trí nhớ hoàn toàn bình thường, thậm chí có những em có được chỉ số từ cao đến rất cao, những chỉ số đáng mơ ước để có thể trở thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào. Nhưng hiện tại, các em lại đang bị đánh giá là bị chậm trong tiếp thu và đạt kết quả học tập không cao. Vậy, vấn đề các em đang gặp phải là do đâu?

Đó rất có thể là do góc ATD - Góc nhạy bén/Khả năng xử lý trên lòng bàn tay của các em đang gặp vấn đề.
Góc ATD được xác định bởi 3 điểm trên lòng bàn tay

Như chúng ta đã biết, TFRC là chỉ số đại diện cho số lượng tế bào thần kinh trên bề mặt các thùy não, liên quan đến khả năng hấp thu việc học và trí nhớ của một cá nhân. Một cá nhân với chỉ số TFRC thấp dưới 60 cần sự kiên nhẫn, động viên, khuyến khích trong quá trình học tập và rèn luyện. Cá nhân với chỉ số TFRC trên 145 sở hữu khả năng học tập rất tốt và có một trí nhớ lâu. 

Tuy nhiên, dù chỉ số TFRC của một cá nhân có thể rất cao (trên 190) nhưng nếu thiếu góc ATD (khả năng xử lý) nhạy bén thì não bộ sẽ khó có khả năng sử dụng được tối đa những năng lực bẩm sinh sẵn có. Giống như một đoàn tàu dù có thể chở được một khối lượng hàng rất lớn nhưng chỉ có thể chạy với tốc độ 10-20 km/h thì cũng khó thể đem lại một hiệu quả kinh tế cao.


Và với vai trò quyết định khả năng xử lý nhạy bén của mỗi người, góc ATD còn có ảnh hưởng lớn đến việc xác định chính xác các chỉ số thông minh EQ, IQ, AQ, CQ, PQ... của mỗi người hiện tại đang là bao nhiêu (không chỉ xác định tỷ lệ giữa các chỉ số). Đây là những chỉ số vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hạnh phúc, thành công của mỗi người trong công việc, cuộc sống.

Thang đánh giá mức độ nhạy bén:
ATD < 30o : Chậm
30o < ATD < 40o : Rất nhạy bén
41o < ATD < 44o : Bình thường
45o < ATD < 54o: Chậm
ATD > 55o : Rất chậm

Theo nghiên cứu bệnh lý của các nhà y khoa, ATD đánh giá khá chính xác đối với hội chứng thiểu năng trí tuệ hoặc chậm phát triển trí não. Điều tra 100 trẻ bị thiểu năng trí tuệ thì có 94 trẻ xuất hiện góc ATD > 57 độ. Trong khi đó, với 100 trẻ bình thường thì chỉ có 8 trẻ có góc ATD > 57 độ.

Mặc dù vậy, không như vân ngón tay là không thay đổi trong suốt đời người, thật may mắn là góc ATD có thể thay đổi được bằng những tác động hợp lý tới quá trình tư duy và vận động. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xác định được góc ATD của bản thân, đặc biệt là ở trẻ để có các phương pháp  cải thiện, rèn luyện phù hợp giúp gia tăng hiệu xuất tư duy, học tập và xử lý công việc.

(Các phương pháp cụ thể giúp cải thiện góc ATD sẽ được chúng tôi đề cập trong một bài viết khác.)

0 comments:

Post a Comment