Tuesday, June 2, 2015


Nghiên cứu về dấu vân tay đã có một quá trình lịch sử từ rất lâu đời. Có 2 thuật ngữ khoa học liên quan đến Sinh trắc vân tay là Biometric và Dermatoglyphics. Trong đó, Biometric là thuật ngữ được sử dụng để đo lường sinh trắc nhằm nhận diện tính trùng khớp của các dấu vân tay, trong khi Dermatoglyphics lại phản ánh mật độ tập trung của các đường lằn rãnh tại mỗi dấu vân tay.

Cách đây khoảng 2.000 năm, người Trung Quốc và người La mã cổ đại đã biết rằng dấu vân tay là dấu ấn riêng của mỗi con người. Họ thường sử dụng dấu vân tay ở ngón tay cái hoặc ngón trỏ để điểm chỉ trên các giấy tờ, văn thư quan trọng trong suốt một thời gian dài.

Theo dòng lịch sử, đã có rất nhiều nhà khoa học bỏ công sức ra nghiên cứu về dấu vân tay như: Nehemiah Grew, Bidloo và Marcello Malpighi ở cuối thế kỷ 17; J.C.Mayer ở cuối thế kỷ 18; Jan Purkinje, Johannes Evangelista Purkinji, Charles Bell, Francis Galton, Harris Hawthorne Wilder ở thế kỷ 19; Harold Cummins, Julius Spier Chirologist, Sarah Holt, John J. Mulvihill, David W. Smith, Chen Yi Mou, Howard Gardner ở thế kỷ 20.

Để ghi nhận công trình nghiên cứu về dấu vân tay đầu tiên có cơ sở khoa học phải kể đến Francis Galton, người khởi xướng môn khoa học vân tay từ cuối thế kỷ 19.

Tiếp đến, vào năm 1880, Henry Faulds đã nghiên cứu và đưa ra cơ sở lý luận về số lượng các đường rãnh vân FRC (Finger Ridge Count) tại dấu vân mỗi ngón tay và TFRC (Total Finger Ridge Count) của cả 10 ngón tay có mối liên hệ phụ thuộc vào DNA.


Năm 1926, Harold Cummins là người nghiên cứu cụ thể và chi tiết nhất từ trước đến nay các vấn đề liên quan đến vân tay như: cường độ chủng vân tay mà mỗi người sở hữu, số lượng delta trên mỗi dấu vân tay, số lượng lằn vân, hình dạng của chủng vân tay, đồng thời đưa ra lý luận về chủng mẫu vân tay có liên quan đến khả năng hoạt động của trí não con người. Ông phát hiện ra rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hình thành của cấu trúc não bộ ở giai đoạn thai kỳ từ tuần 13 đến tuần 19 và nhiều trường hợp kết thúc ở tuần thứ 21.

Năm 1985, Tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Havard là Chen Yi Mou đã nghiên cứu Sinh trắc học dấu vân tay kết hợp với Học thuyết Đa Trí tuệ của Howard Gardner. Bằng việc sử dụng học thuyết đa thông minh của Giáo sư Howard Gardner tại trường Đại học Harvard – Mỹ, việc phân tích các hình ảnh dấu vân tay đã tìm ra được những khả năng trí tuệ đặc thù của mỗi con người. Theo học thuyết Đa trí tuệ (hay Đa thông minh), Howard Gardner đưa ra lập luận rằng không có ai là kém cỏi, mỗi người đều có những khả năng riêng và đó được coi là thông minh trong một loại hình trí tuệ nào đó.
Thuyết Đa thông minh đưa ra 8 loại hình thông minh phổ biến nhất đó là:
- Thông minh Tương tác Xã hội;
- Thông minh Logic toán học;
- Thông minh Vận động cơ thể;
- Thông minh Từ vựng và ngôn ngữ;
- Thông minh Thiên nhiên;
- Thông minh Không gian Thị Giác;
- Thông minh Âm nhạc;
- Thông minh Nội tâm.




Sinh trắc học dấu vân tay là một thuật ngữ khoa học còn khá mới mẻ đối với đa số người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, thuật ngữ này đã trở nên quen thuộc cùng với dịch vụ Sinh trắc học dấu vân tay và đánh giá trí thông minh đa dạng (DMIT – Dermatoglyphics and Multiple Intelligence Test) đã và đang rất phổ biến.

0 comments:

Post a Comment